Giỏ hàng

Yên Bái đầu tư thực hiện các dự án về giao thông hơn 19.000 tỷ đồng

Tính đến quý I/2020, nguồn vốn đầu tư các dự án về giao thông trên địa bàn Yên Bái đạt trên 19.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn do ngân sách Nhà nước cấp là 14.321,156 tỷ đồng và vốn huy động từ xã hội là 4.736,89 tỷ đồng.

Hàng năm, Yên Bái đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng và sửa chữa các tuyến đường tỉnh, đường đô thị và tuyến đường huyện,... nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay mạng lưới đường giao thông do tỉnh Yên Bái quản lý với tổng chiều dài trên 8.200km; thực hiện kiên cố hóa mặt đường được trên 193km kết cấu bê tông nhựa; 774km kết cấu đá dăm nhựa; 2.759km kết cấu bê tông xi măng.

Bên cạnh đó, các tuyến đường quốc lộ có tổng chiều dài gần 500km chạy qua địa bàn Yên Bái thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng giúp người dân đi lại thuận lợi.

Cùng với đó, trên các đường quốc lộ được quyền quản lý và tỉnh lộ có 167 cây cầu bắc qua sông, suối, khe, trong đó có 5 cầu giao thông bắc qua sông Hồng. Hiện nay, tỉnh đã khởi công xây dựng thêm 01 cầu bắc qua sông Hồng kết nối tỉnh lộ 163 (đường Yên Bái - Khe Sang) tại thị trấn Cổ Phúc với tỉnh lộ 166 tại xã Y Can (đường Quy Mông - Đông An) của các xã, thị trấn hai bên tả ngạn - hữu ngạn sông Hồng thuộc huyện Trấn Yên và vùng phụ cận với tuyến Quốc lộ 37 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Trạm thu phí nút IC14 trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Yên Bái cũng đã triển khai thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ, chất lượng như dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 32, đoạn Nghĩa Lộ - Vách Kim; dự án nâng cấp Quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - Thành phố Yên Bái từ Km79 - Km96 + 500m; dự án nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn Km 280 - Km 340; dự án nâng cấp tuyến đường Yên Bái - Khe Sang (đoạn Yên Bái - Trái Hút); dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái,... 

Đồng thời triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của địa phương như đường Khánh Hòa - Minh Xuân; đường tránh ngập thành phố Yên Bái; đường Mường La - Mù Cang Chải; đường Yên Thế - Vĩnh Kiên; cầu Bến Cao; cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán và đang triển khai thi công cầu Cổ Phúc,... Cho nên mạng lưới giao thông đường bộ với tổng chiều dài 6.981km được hình thành và phân bố tương đối hợp lý so với địa hình, song chưa được hoàn chỉnh, chưa có đường tiêu chuẩn kỹ thuật cao, phần lớn là đường cấp IV, V, VI, nhiều tuyến chưa vào cấp, hệ thống giao thông nông thôn chưa thông xe được 4 mùa, mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập hoặc sạt lở nghiêm trọng, còn thiếu một số tuyến ngang.

TP. Yên Bái - Trung tâm kinh tế - Động lực tăng trưởng của tỉnh Yên Bái

Tuyến sông Hồng dài 115km, trong đó có 10km đoạn Văn Phú - Yên Bái do Trung ương quản lý, còn lại 105km chưa được khai thông luồng lạch và xây dựng bến cảng, kho bãi. Tuyến hồ Thác Bà dài 83km, trong đó có 50km đoạn cảng Hương Lý - Thác Bà - Cẩm Nhân. Hiện đã có hệ thống báo hiệu đường thủy trên một số tuyến chính, các phương tiện đi lại dễ dàng quanh năm và có bến tàu khách đảm bảo vận chuyển hành khách đi lại và tham quan du lịch.

Đường sắt trên tuyến Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc chạy qua Yên Bái dài 83km, gồm 10 ga (1 nhà ga hạng 2; 9 nhà ga hạng 4) chạy qua địa phận 20 xã, phường, thị trấn. Các yếu tố địa hình, địa chất thủy văn, hệ thống thông tin tín hiệu lạc hậu, hệ thống cảnh báo đường ngang không an toàn, khổ đường hẹp (1,1m), lạc hậu so với các khu vực. Vận tốc tàu chạy thấp, hệ thống nhà ga, kho bãi, các dịch vụ còn ở mức thấp.

Đường hàng không có sân bay Yên Bái tại huyện Trấn Yên là sân bay quân sự, đủ điều kiện thuận lợi để có thể sử dụng kết hợp phát triển kinh tế và quốc phòng nếu được Chính phủ cho phép. Ngoài ra còn có các sân bay Nghĩa Lộ, Nậm Khắt, Đông Cuông là những sân bay dã chiến từ thời chống Pháp.

Việc đầu tư vào nâng cấp các tuyến đường, xây dựng mới cầu bắc qua sông đã góp phần vào việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Vật liệu bê tông nhựa nguội Carboncor Asphalt đã được sử dụng trong công tác xây dựng, nâng cấp, làm mới cải tạo, duy tu, sửa chữa tại 63 tỉnh thành tại Việt Nam và các nước Đông Dương trong suốt 10 năm qua (các dự án thuộc ngân sách nhà nước cũng như nguồn vốn tư nhân) trên Quốc lộ (QL6 Hòa Bình, QL10, QL40B, QL 279 Bắc Kạn, QL2C Tuyên Quang…), tỉnh lộ, khu công nghiệp, khu độ thị và hệ thống đường Giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã).