Giải pháp sử dụng bê tông nhựa Carboncor Asphalt (CA) trong công tác xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường GTNT
Vật liệu Carboncor Asphalt có thể làm lớp mặt trên các loại nền - móng thông thường: nền đất, móng cấp phối, mặt bê tông xi măng… đảm bảo khả năng kết dính với vật liệu khác.
Các vật liệu phổ biến hay được sử dụng hiện nay để thi công thảm mặt đường mềm bao gồm: bê tông nhựa nóng, láng nhựa… Các vật liệu này có ưu nhược điểm như sau:
1. Bê tông nhựa nóng
1.1. Ưu điểm
- Mặt đường bằng phẳng, có độ nhám tốt, lưu thông êm thuận
1.2. Nhược điểm
- Thi công phức tạp, đòi hiểu nhiều thiết bị máy móc và nhân công có trình độ.
- Do đặc điểm bề rộng mặt đường của hệ thống đường giao thông nông thôn nhỏ từ 1,5m đến 3m gây khó khăn trong công tác thi công bằng máy, chủ yếu phải thi công bằng phương pháp thủ công dẫn đến chất lượng không đảm bảo.
- Công tác duy tu sửa chữa phức tạp, đặc biệt hư hỏng với khối lượng nhỏ rất khó khăn trong công tác xử lý.
2. Láng nhựa
2.1. Ưu điểm
- Mặt đường bằng phẳng, có độ nhám tốt, lưu thông êm thuận
2.2. Nhược điểm
- Mặt đường láng nhựa là loại mặt đường hở, không kín khít nên nước rất dễ xâm nhập vào lớp móng gây hư hỏng nền đường làm xuất hiện các hiện tượng ổ gà trên đường.
- Thi công gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường.
- Khó khăn trong công tác kiểm soát quá trình thi công, tưới láng nhựa, dẫn đến tưới thiếu nhựa hoặc nhiệt độ nhựa tưới không đảm bảo gây bóng tróc, bong bật cốt liệu, rỗ mặt đường…
- Chi phí duy tu sửa chữa thường xuyên lớn do thường xuyên xuất hiện hư hỏng, tuổi thọ kém.
3. Mặt đường bê tông xi măng
3.1. Ưu điểm
- Độ bền
+ Đường bê tông có độ bền cao. Thời gian sử dụng lâu, tuổi thọ dài có thể là giải pháp mạnh để hợp lý hóa việc bảo trì đường, giảm ứng suất do môi trường kết hợp với sự làm việc của kết cấu và đáp ứng các vấn đề phát sinh hiện nay.
- An toàn
+ Tầm nhìn tốt - bê tông phản xạ ánh sáng, giúp cải thiện tầm nhìn và có thể giảm chi phí đèn đường.
+ Độ bám đường tốt - đường bê tông dễ tạo “độ nhám” khi xây dựng làm cho bề mặt có độ bám bánh xe tốt
3.2. Nhược điểm
- Mặt đường có độ ồn cao, xóc, gây khó chịu cho người và phương tiện khai thác- Chi phí sửa chữa hư hỏng lớn, khó khăn trong công tác duy tu, sửa chữa.
- Phải sử dụng dây chuyền công nghệ thi công với công nghệ cao, đòi hỏi nhân lực thi công phải có tay nghề, trình độ cao, rất khó kiểm soát trong quá trình kiểm soát chất lượng sản xuất. Thi công phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, quy trình bảo dưỡng sau thi công phức tạp. Trong thời gian bê tông xi măng ninh kết hình thành cường độ phải cấm tuyệt đối gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, vận hành, khai thác của các phương tiện.
4. Giải pháp sử dụng bê tông nhựa Carboncor Asphalt trong công tác xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn
- Khả năng chịu lực tốt.
- Thấm bám, dính bám tốt với nền, mặt đường.
- Khôi phục hoàn toàn trắc ngang mặt đường, đảm bảo độ nhám, độ bằng phẳng mặt đường.
- Thi công đơn giản, không sử dụng nhiệt trong quá trình thi công, gây ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng vật liệu được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất cũng như kiểm soát chất lượng mặt đường trong quá trình thi công.
- Thông xe sau khi thi công từ 4-8 tiếng. Trong quá trình sử dụng xe chạy êm thuận.
- Cường độ mặt đường tăng dần theo thời gian. Mặt đường có tính bền vững cao, không xuất hiện ổ gà, hư hỏng cục bộ khi móng đường vẫn đảm bảo cường độ, chi phí duy tu sửa chữa giảm.
- Tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường cho Nhà nước, chủ đầu tư, người sử dụng, đơn vị vận hành, bảo trì công trình.