Giỏ hàng

Nâng cấp ngõ hẻm trong đô thị theo hướng bền vững

Số lượng các ngõ hẻm trong đô thị ở Việt Nam rất lớn, nên ngõ hẻm chiếm một vai trò quan trọng hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị. Ở quận Bình Thạnh, TP HCM, riêng khu vực đường Chu Văn An, với hơn 600 hộ dân đã có gần 70 hẻm lớn nhỏ khác nhau, thông ra các quận lân cận. Có những hẻm chính bề rộng 2-3m, còn phần nhiều là những hẻm nhỏ “li ti” chiều ngang từ 1m trở xuống, có những ngõ cụt chỉ rộng 60 cm… Tương tự như vậy, ở các thành phố lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… các ngõ hẻm cũng chằng chịt trong đô thị…

Các đường hẻm nằm rải rác trong khu dân cư, khu thương mại, trung tâm thành phố với nhiều kích thước, chiều dài khác nhau. Phần lớn các ngõ hẻm đều có lưu lượng xe cộ thấp và chu kì xuất hiện không thường xuyên. Điều này dẫn đến việc sau một thời gian sử dụng đường hẻm đều bị xuống cấp, mặt đường lồi lõm, không gian thiếu thân thiện, kém hấp dẫn vì ít được quan tâm nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Ngoài ra các hẻm luôn trong tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa rất mất vệ sinh và mỹ quan. Một số hẻm còn trong tình trạng quá dơ bẩn, an ninh kém, thu hút tội phạm và trở thành nơi “không ai dám qua lại”, dễ dàng trở thành nơi nuôi dưỡng các căn bệnh truyền nhiễm…

Kinh nghiệm cải tạo ngõ hẻm của các nước phát triển

Ở Mỹ, tổng chiều dài các ngõ hẻm ở Los Angeles là 900 dặm (khoảng 1450km), gồm 12.300 đoạn hẻm (theo Cassidy, Newell, & Wolch, 2008), kết hợp lại thành 3 dặm vuông, bằng một nửa kích thước công viên Griffith và gấp 2 lần kích thước công viên trung tâm (Central park) ở New York. Trong khi đó, mạng lưới hẻm ở Baltimore là hơn 600 dặm tuyến tính (theo thống kê năm 2008). Với 1.900 dặm các hẻm phố công cộng, tương đương với 3500 (mẫu Anh) tổng diện tích bề mặt đường hẻm, Chicago lại là thành phố có số lượng hẻm chiếm tỉ lệ lớn và quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng của mình (theo thống kê của Sở GTVT Chicago 2007). Tỉ lệ này là lớn nhất so với các thành phố khác trên thế giới. Tuy nhiên, ngay cả ở các thành phố lớn của Mỹ, với số lượng đường hẻm lớn như vậy, đối với các ưu tiên của việc quy hoạch và xử lí hạ tầng, các con hẻm hầu hết đều bị xem nhẹ.

Từ năm 2006, chiến dịch “Hẻm xanh” đã được khởi động và đã tiến hành trên nhiều thành phố lớn ở Mỹ. “Hẻm xanh” là một trong những dự án của “cơ sở hạ tầng xanh” – một trong những mục tiêu đã luôn được nhắc đến trong hơn nửa thế kỉ qua ở các nước phát triển. Chương trình đã bắt đầu với những dự án thí điểm trong năm 2006, và cho tới năm 2010, hơn 100 đường “hẻm xanh” đã hoàn thành. Bắt đầu là Chicago, sau đó là San Francisco, Los Angeles, Detroit, Seatle, Minneapolis, Denver,… dự án đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và sự tham gia của chính quyền và người dân.

Một con hẻm ở Detroit trước và sau khi cải tạo

Không ở Mỹ, các thành phố khác như Montreal và Vancouver ở Canada và một số thành phố khác ở Anh, Pháp,… cũng đã tiến hành dự án cải tạo các ngõ hẻm theo hướng bền vững nhằm tạo nên một môi trường sống tốt và an toàn cho người dân.

Một ví dụ khác ở Anh: Quá trình cải tạo 1 hẻm nhỏ ở Middlesbrough, Teeside, Anh: Đã có một thời gian dài con hẻm nhỏ này là nơi thống trị của rác và chuột. Giờ đây nó đã trở thành một ốc đảo yên bình dành cho những người dân trong khu phố chia sẻ thời gian nghỉ ngơi với nhau. Ý tưởng này là của bà Mavis Arnold, người đã trải qua thời gian dài sinh sống và lớn lên ở đây, chứng kiến con hẻm luôn trong tình trạng dơ bẩn, không an toàn cho trẻ em, thu hút tội phạm và ảnh hưởng xấu đến xã hội. Năm 2005, bà đã nhận được 1 khoản trợ cấp 6800 bảng Anh và tập hợp những người hàng xóm của mình lại để cùng làm một điều gì đó tốt đẹp hơn cho khu phố. Trải qua 8 năm, họ đã biến con hẻm nhỏ thành 1 khu vườn xinh đẹp với rất nhiều cây xanh, hoa quả. Cà chua, táo, lê là một trong số những nông sản được trồng ở đây.

Hẻm nhỏ ở Middlesbrough, Teeside, Anh trước (hình trên) và sau khi cải tạo (2 hình bên)

Giờ đây chiến dịch “hẻm xanh” không còn là của 1 cá nhân hay 1 nhóm dân cư tự phát mà đã trở thành dự án chung của chính quyền và người dân và thậm chí còn kêu gọi được sự tài trợ của các doanh nghiệp.

Dù ở Châu Âu hay Mỹ, hay ở Việt Nam, sự đô thị hóa luôn kèm theo nhiều vấn đề trong xã hội. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Xây dựng môi trường sống bền vững, xanh sạch đẹp là điều mà bất cứ đô thị nào cũng cần hướng đến.

Nâng cấp ngõ hẻm ở Việt Nam theo hướng bền vững

Các con đường làng, ngõ xóm hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là đường bê tông xi măng, được triển khai bắt đầu từ những năm 2005, phát triển mạnh từ năm 2010 đến nay đã được hơn 10 năm và đến quá trình phải trung, đại tu, cải tạo, nâng cấp mặt đường do thường xuyên xuất hiện các hư hỏng như: bong tróc và rỗ mặt bê tông; lộ cốt liệu, tấm bê tông bị nứt ngang, nứt góc, nứt dọc và rạn chân chim... gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông. 

Hẻm ngõ trên phố Nguyễn Hoàng Tôn

Để khắc phục tình trạng này, Nam Từ Liêm và Tây Hồ là 2 quận đầu tiên ứng dụng bê tông nhựa Carboncor Asphalt để thay đổi "diện mạo" cho các tuyến đường, ngõ hẻm trên địa bàn quận quản lý.

Một ngõ thuộc phường Xuân La thảm đang được thảm bê tông nhựa Carboncor Asphalt

Carboncor Asphalt là vật liệu thảm mặt đường sử dụng công nghệ không khói, không nhiệt với các thành phần: cốt liệu đá, sít than sau sàng và nhũ tương đặc biệt Carbon

Người dân rất phấn khởi khi đường làng ngõ xóm trở nên sạch đẹp, bền chắc